Làm thế nào để bảo quản nước dừa lâu mà vẫn ngon?

Từ lâu, nước dừa đã trở thành thức uống giải khát hoàn hảo cho những ngày hè nắng nóng nhất. Một ly nước dừa mát lạnh, hơi ngọt sẽ khiến bạn sảng khoái, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào. Chính vì sự tuyệt vời này mà hầu hết mọi người đều “thủ” sẵn trong nhà ít nhất vài trái dừa để uống dần khi cảm thấy khát nước hoặc mệt mỏi. Vì vậy, họ quan tâm nhất đến cách bảo quản nước dừa để đảm bảo an toàn và giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Dưới đây những cách bảo quản nước dừa lâu nhất mà vẫn ngon, đồng thời mình sẽ bật mí thêm cách lấy nước dừa, cùi dừa đơn giản.

Cách bảo quản nước dừa lâu nhất mà vẫn ngon

Như đã nói đến ở trên, có khá nhiều cách bảo quản nước dừa. Mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả khác nhau. Hiệu quả bảo quản nước dừa thể hiện ở thời gian có thể bảo quản được và chất lượng của nước dừa sau thời gian bảo quản.

Có khá nhiều cách bảo quản nước dừa, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả khác nhau
Có khá nhiều cách bảo quản nước dừa, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả khác nhau

Bảo quản dừa ở nhiệt độ thường

Quả dừa tự nhiên sau khi được hái mà không bảo quản gì, chỉ để ở môi trường bình thường thì chúng ta có thể để được khoảng 7 ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị. Tuy nhiên, để nước dừa ngon, bổ dưỡng và bảo đảm độ ngọt nhất thì bạn vẫn nên uống ngay tại gốc hoặc uống ngay sau khi mua về.

Bảo quản dừa trong ngăn mát tủ lạnh

Cách bảo quản nước dừa được lâu hơn rất đơn giản. Đó là bạn phải làm lạnh bằng cách để vào ngăn mát của tủ lạnh. Lưu ý là trước khi cho vào tủ, bạn nên gọt bớt phần vỏ ngoài đi. Để hơi lạnh có thể thâm nhập sâu vào bên trong nước dừa. Với cách làm lạnh này, nếu bạn để dừa ở nhiệt độ từ 1 – 4 độ C thì có thể bảo quản trong khoảng 2 – 3 tuần mà không hề bị hỏng hay mất chất.

Bảo quản dừa bằng cách làm lạnh sâu

Trên thị trường hiện nay, một số cơ sở sản xuất còn tăng thời gian bảo quản dừa bằng cách làm lạnh sâu ở nhiệt độ âm 18 độ C. Thậm chí là âm 35 – 40 độ C. Với mức nhiệt như vậy, nước dừa sẽ được bảo quản trong thời gian lâu hơn rất nhiều. Tuy nhiên chi phí bảo quản sẽ khá cao khiến cho giá thành của dừa bị tăng lên đáng kể. Nhưng điều quan trọng hơn cả là với cách bảo quản nước dừa này, bạn không thể thực hiện tại nhà bằng tủ lạnh. Hơn nữa hương vị của nước dừa cũng sẽ bị biến đổi ít nhiều đấy nhé.

Bảo quản dừa bằng hóa chất Metabisulfit natri

Các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu ra hóa chất Metabisulfit natri. Nó có khả năng bảo quản dừa rất lâu mà vẫn đảm bảo an toàn. Bằng cách tiêm Metabisulfit natri vào vỏ quả dừa. Sau đó bọc thêm một lớp bảo vệ ở ngoài. Hóa chất này sẽ có tác dụng làm trắng. Đồng thời tiêu diệt hết các loại vi sinh vật ngoài gáo dừa. Tránh không cho bất cứ vi sinh vật nào có thể thâm nhập và làm hỏng nước dừa bên trong. Lưu ý là sau khi tiêm Metabisulfit natri xong thì cần bảo quản quả dừa ở nhiệt độ 5 độ C. Với cách bảo quản dừa đặc biệt này, chúng ta có thể để từ 4 – 6 tuần mà vẫn giữ được hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dừa đấy nhé.

Bảo quản dừa bằng hóa chất Metabisulfit natri
Với cách bảo quản này, có thể để dừa từ 4 – 6 tuần vẫn ngon

Cách lấy nước dừa, cùi dừa đơn giản

Dừa khi mua về ngoài việc lấy nước thì cùi dừa cũng được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên việc lấy nước dừa và cùi dừa với nhiều người là chuyện khá khó khăn. Thậm chí phải dùng đến dao để đục lỗ hay lấy cùi dừa tốn khá nhiều lực. Có một cách lấy nước dừa đơn giản mà không cần phải dùng quá nhiều sức. Nó vừa giúp bạn lấy được cả cùi dừa lẫn nước dừa. Hãy cùng xem mẹo lấy nước dừa không cần dùng dao bổ là gì dưới đây nhé.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị con dao to, loại dao hay dùng để chặt xương thì càng tốt. Vì dao càng nặng thì càng dễ thực hiện.

Sau đó chúng ta sẽ dùng phần sống dao gõ 1 đường tròn theo chiều ngang của quả dừa. Dùng cách gõ này sẽ bớt dùng lực mà không quá mất sức như việc đục lỗ ở phần trên đầu quả dừa. Cách này thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Bạn gõ từ từ xung quanh quả dừa theo chiều ngang và sẽ thấy thân dừa nứt ra. Gõ đến khi nào bạn có thể dùng tay vặn ngang vỏ dừa là thành công rồi nhé. Khi đó chúng ta sẽ lấy được nước dừa và dùng thìa nạo phần cùi dừa bên trong là xong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!