Thực đơn ăn uống của các bé thường xuất hiện các món trứng. Trứng chiên, trứng sốt, trứng ốp la, trứng chưng, và có khi là trứng luộc nữa. Đây dường như là thực phẩm phổ biến bậc nhất và cũng hay được các bé yêu thích nhất. Trứng cũng là một trong số thực phẩm có khả năng bổ sung canxi, hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé. Tuy nhiên, việc gì khi làm quá nhiều lần, quá số lượng cũng không tốt. Với trứng cũng vậy, các mẹ cần cho bé ăn trứng sao cho phù hợp chứ không phải ăn một cách vô thưởng vô phạt.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng của trứng
Thành phần dinh dưỡng của trứng đặc biệt trứng gà với 13 loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau trong mỗi khẩu phần. Và chỉ với 310 kilojoules (hoặc 74 calo), trong mỗi quả trứng, chúng là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn. Trứng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ em. Đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà phụ nữ có thể tiêu thụ trong thai kỳ.
Chúng là nguồn protein hoàn hảo. Bởi chúng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bạn. Thêm vào đó, chúng là một nguồn tự nhiên của các chất dinh dưỡng quan trọng; bao gồm axit béo omega-3, vitamin A, D, E và B12, chất chống oxy hóa và choline.

Những loại trứng không nên cho bé ăn
Nếu thấy 5 loại trứng dưới đây mẹ không nên cho bé ăn; tránh gây ngộ độc thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bé.
Thấy có đốm đen
Khi mẹ thấy những quả trứng xuất hiện những đốm đen trên vỏ; hoặc trứng có đốm đen ở lòng trắng thì không nên cho bé ăn; bởi vì sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nguyên nhân là đốm đen được hình thành do màng bảo vệ của trứng bị hư khi trứng ở nhiệt độ cao; hay môi trường ẩm ướt và vi khuẩn phát triển. Trứng như vậy không còn tươi, tốt nhất là không cho trẻ ăn; bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu rất dễ mắc bệnh.
Lòng đỏ, lòng trắng dính nhau
Một quả trứng nếu như có lòng đỏ dính vào vỏ thì trứng đã bị hỏng, do bảo quản lâu ngày màng lòng đỏ bị hư, lòng đỏ sẽ dính vào vỏ trứng, lúc này trứng có thể chứa nhiều vi khuẩn, không nên cho trẻ ăn để tránh gây ngộ độc thực phẩm.
Trứng mốc rất nguy hiểm
Nếu như trứng bị mốc phần vỏ hoặc xuất hiện những vết lốm đốm thì mẹ nên vứt đi đừng tiếc của mà cho bé ăn. Bởi điều này chứng tỏ là trứng đã hỏng, trong trứng có nhiều vi khuẩn, mặc dù có thể được nấu ở nhiệt độ cao nhưng vi khuẩn vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cha mẹ phải biết rằng khả năng miễn dịch của trẻ không thể so sánh được với người lớn.
Trứng lòng đào không tốt cho bé
Nhiều người thích ăn trứng có lòng đỏ chưa chín. Họ cho rằng trứng ngon hơn khi ăn theo cách này. Họ nghĩ rằng trẻ cũng sẽ thích ăn trứng như vậy. Mặc dù trứng lòng đào ăn sẽ ngon hơn; nhưng lòng đỏ của trứng chưa chín kỹ dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Nhất là với những trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trứng lòng đào dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Chính vì vậy, khi cho trẻ ăn trứng, bạn phải tránh cho trẻ ăn trứng lòng đào. Bạn nên cho trẻ ăn trứng có lòng đỏ chín kỹ.

Không ăn đồ để qua đêm
Với các món trứng sau khi chế biến như trứng luộc, trứng rán, thì khi chế biến xong bạn nên ăn hết. Nếu còn thừa cũng nên bỏ đi đừng bỏ vào tủ lạnh rồi chờ sáng hôm sau hâm hoặc chiên lại cho bé ăn. Bởi điều này dễ làm cho bé nhiễm vi khuẩn dẫn tới tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn… Ngoài ra, đối với trẻ, nên cho trẻ ăn trứng luộc. Đồng thời, cần lưu ý mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng, một tuần 3 quả là đủ, không phải càng ăn nhiều càng tốt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Xem thêm tin tức về sức khoẻ tại đây.