Những thói quen tốt mà cha mẹ nên biết để có thể dạy con hoàn thiện hơn

Như chúng ta đã biết, sức mạnh của thói quen có một tầm ảnh hưởng rất lớn, tính khí ban đầu của mỗi người là như nhau. Nhưng trong quá trình lớn lên và trưởng thành, thói quen sẽ thay đổi do được sự tác động của môi trường sống. Vì thế, những thói quen tốt được cha mẹ dạy bé từ nhỏ mới có thể mang đến lợi ích cho bé suốt đời. Những thói quen không tốt sẽ khiến con bị lệch lạc, đẩy con trẻ ra khỏi con đường đúng đắn. Dưới bài viết này, chúng tôi xin gửi tới các bậc làm cha mẹ những thói quen tốt mà cha mẹ cần dạy con từ sớm để trẻ có thể toàn diện về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. 

Tầm quan trọng của thói quen sống

Hiện nay, hầu hết mọi người đều chú trọng đến việc rèn luyện sức khỏe, cho cả bản thân và những đứa con của mình. Những phương pháp mà mọi người lựa chọn có thể là chăm chỉ tập gym hay thiết lập một chế độ ăn uống có chọn lọc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phương pháp tập luyện cường độ cao và chế độ ăn kiêng hoàn toàn không phù hợp với trẻ em.

Dạy con những thói quen khi còn nhỏ
Dạy con những thói quen khi còn nhỏ là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt

Dạy con những thói quen khi còn nhỏ: cách ứng xử, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học… không chỉ góp phần định hình tính cách, nhịp sinh học trong cơ thể của trẻ mà còn là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này.  Do đó, nếu cha mẹ muốn hướng con đến một lối sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần thì hãy tập cho con thói quen ngay từ khi con còn bé

Một số mẹo để bạn có thể giáo dục con cái một cách tốt nhất

Tham khảo một số mẹo dưới đây để bạn có thể giáo dục con cái một cách tốt nhất.

Dậy sớm trước con trẻ khoảng 30 phút

Bạn nên thức dậy trước các con của mình vào buổi sáng. Có thể dành một phút để chuẩn cả về tinh thần và thể chất cho cả ngày, dành thời gian để chuẩn bị bữa sáng cho con cái. Một hành động nhỏ nhưng có thể dạy con cái bạn vào nề nếp, quy củ.

Dành thời gian cho bản thân mình

Có thể chỉ là 10 phút, nhưng hãy đảm bảo dành một hoặc hai phút cho bản thân trong ngày. Mười phút đó không bao gồm thời gian nhặt đồ chơi cho con hay cập nhật email. Đó có thể là chỉ ngồi và không làm gì cả, xem video trên Youtube hoặc đọc sách để có thêm những kiến thức để nuôi dạy con cái hoặc hình thành những thói quen tốt cho bản thân.

Tham gia làm việc nhà và trau dồi tinh thần trách nhiệm

Đừng cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ và không thể làm bất cứ điều gì. Hãy để trẻ làm một số việc nhà trong khả năng. Chủ yếu rèn luyện ý thức trách nhiệm với gia đình. Hãy để trẻ hiểu rằng chúng cũng là một thành viên. Và có nghĩa vụ chia sẻ những công việc trong gia đình.

Việc nhà là yếu tố dự đoán tốt nhất về việc trẻ có nhiều khả năng trở thành những người trưởng thành vui vẻ, khỏe mạnh và độc lập. Hỗ trợ và giúp đỡ bố mẹ là điều tốt. Và nó khuyến khích trẻ trở thành những công dân tốt.

Sắp xếp thời gian hợp lý

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lí từ việc trên văn phòng tới việc chăm sóc con cái. Dù bạn có bận đến đâu thì hãy cố gắng dành chút thời gian vui chơi cùng với con bạn. Thậm chí, những lúc nấu ăn hay làm việc nhà. Bạn có thể dậy chúng cách sắp xếp công việc nhà sao cho hợp lí. Như vậy, càng lớn dần con bạn càng có thể quản lí thời gian một cách hiệu quả.

Có tính kỷ luật

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong những lần con cái phạm lỗi là trừng phạt chúng. Kỷ luật là sự kết hợp của trừng phạt và dạy dỗ. Bạn không nên dạy khi bạn đang tức giận. Hãy xem xét lại tình hình khi bạn đã kiểm soát được cảm xúc của mình và sau đó giải thích cho chúng hiểu.

Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi

Nếu con cái mắc lỗi với ai đó trong gia đình bạn, hãy xin lỗi họ trước. Xin lỗi giúp con cái khi chúng làm sai sẽ giúp con bắt chước và làm theo bạn.

Dạy con biết cách xin lỗi người khác khi có lỗi
Dạy con biết cách xin lỗi người khác khi có lỗi

Hơn nữa, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng trong mắt con cái và chúng sẽ thấy bạn dễ gần hơn rất nhiều.

Chia sẻ cảm xúc với người thân xung quanh

Lắng nghe và chia sẻ là điều rất quan trọng. Thỉnh thoảng, bạn hãy chia sẻ một vài điều trong cuộc sống với con bạn về nấu ăn; dọn dẹp, hỏi han về việc học tập của chúng. Dạy chúng cách chia sẻ và dạy chúng cách lắng nghe những chia sẻ của người khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!