Có một thống kê thú vị thế này: Một nửa trong tổng số các cuộc hôn nhân sẽ kết thúc bằng chuyện ly hôn. Điều này đúng hay sai, vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, tỷ lệ tan vỡ của các cặp đôi sau khi kết hôn ngày một có xu hướng gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Nó xuất phát từ mâu thuẫn, từ sự thờ ơ, vô tâm hay không chung thủy… của đối phương. Đặc biệt đối với cặp đôi kết hôn trẻ ngày nay, có một lý do mà rất dễ đến chuyện chia tay là vấn đề công việc. Một trong những thống kê gần đây cho thấy, có 7 ngành nghề dẫn đến tỷ lệ ly hôn rất cao.
Mục lục
Tại sao chuyện nghề nghiệp ảnh hưởng đến tỷ lệ ly hôn?
Theo phân tích của Dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ từ trang web nghề nghiệp Zippia, người lao động trong một số ngành công nghiệp đang chứng kiến tỷ lệ ly hôn cao hơn các ngành nghề khác ở độ tuổi 30. Việc lựa chọn một nghề nghiệp cụ thể thường đi kèm với một số cảnh báo nghiêm trọng. Bao gồm trong đó có làm việc tăng ca, xa nhà. Cùng với đó còn có sự gia tăng căng thẳng cảm xúc hoặc lương thấp. Tất cả những yếu tố này có khả năng dẫn đến xung đột với người bạn đời của bạn. Một số trong số đó cuối cùng sẽ không thể hòa giải được.
Và phân tích từ một khảo sát cho thấy rằng một số ngành nghề dường như có tỷ lệ ly hôn nhiều hơn các ngành nghề khác. Nghề nào cũng có những đặc thù riêng. Nó chứa đựng trong đó là niềm vui khi được làm việc, được có thu nhập. Tuy nhiên nó cũng có những nỗi buồn, những lo lắng đặc thù. Và chỉ có những người trong nghề bạn mới có thể hiểu được điều đó.
Top 7 công việc có tỷ lệ ly hôn cao nhất
Nhưng nếu bạn cảm thấy bản thân là người trọng tình cảm, có thiên hướng về gia đình thì hãy tránh những công việc dưới đây. Bởi theo nghiên cứu, những người theo nghề này có tỉ lệ ly hôn hoặc chia tay người yêu thuộc hàng cao nhất. Nguyên nhân là do tính chất công việc đặc thù của họ. Dưới đây là top ngành nghề có tỷ lệ ly hôn cao nhất theo khảo sát của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ.
Người làm trong ngành giải trí và vận động viên
Bạn cũng biết rằng, những cuộc tình tan vỡ mà bạn được nghe nhiều nhất, xuất hiện trên truyền thông hàng ngày hầu như đều là người nổi tiếng. Theo một thống kê chỉ ra rằng, 28,5% tỉ lệ ly hôn đều xuất phát từ vận động viên, người làm trong ngành giải trí và người nổi tiếng. Công việc của nhóm ngành này là thường xuyên phải di chuyển. Họ không ở cố định một chỗ lâu dài. Họ thường thu hút được nhiều sự chú ý và chịu những áp lực vô hình. Chính nguyên nhân đó dẫn đến tình trạng hôn nhân của những người này không được diễn ra suôn sẻ. Nhưng đó vẫn chưa là gì khi đem so sánh với tỉ lệ ly hôn của các vũ công và biên đạo múa. Tỷ lệ của nhóm này đạt tới 43,1%.
Tiếp viên hàng không
Nhắc đến tiếp viên hàng không, người ta nghĩ ngay đến nghề đầy sự “hào nhoáng”. Đây là ước mơ của biết bao người khi còn bé. Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát, tiếp viên hàng không cũng là một trong những nghề có tỷ lệ li hôn khá cao. Nó chiếm tỷ lệ lên đến 50,5%. Bởi lịch trình bay dày đặc nên họ thường khá bận rộn. Những người làm ngành nghề này không có thời gian riêng. Họ ít có thời gian vun vén cho cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, trong mỗi chuyến bay họ lại có cơ hội gặp những con người mới, đầy thú vị. Điều này cũng khó tránh khỏi cám dỗ tư tưởng những người bên ngoài.
Nghề massage trị liệu hoặc điều dưỡng viên
Đối với nhóm nghề chăm sóc sức khỏe theo nghiên cứu chỉ ra rằng có tỉ lệ ly hôn cao không kém. Nhóm ngành nghề này đạt tới 38,2%. Tại Mỹ, nghề massage trị liệu kiếm được 40.000 usd/năm. Đặc điểm công việc này chính là bạn phải tiếp xúc cơ thể khá nhạy cảm. Vì thế điều đó tạo ra định kiến không tốt ngay từ đầu, có thể là hoàn toàn trong sáng. Một phần nguyên nhân có thể là do không thể tách hoàn toàn công việc khỏi quỹ thời gian dành cho gia đình. Họ không tìm được tiếng nói chung nên khiến cho cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Người lao động và vận chuyển hàng hóa, người di chuyển hàng hóa và vật tư
Theo Bộ Lao động Mỹ, những người lao động di chuyển vật liệu, vận chuyển hàng hóa hoặc kho hàng bằng tay có nguy cơ bị thương cao hơn so với các ngành nghề khác. Thật không may, công việc cũng đi kèm với tỷ lệ ly hôn cao hơn. Người làm nghề này thường làm việc hơn tám giờ trong một ca làm việc. Thậm chí họ phải làm qua đêm. Điều này chắc chắn có thể gây tổn hại cho hôn nhân. Người ta có thể bỏ qua những nhược điểm này nếu mức lương tốt – nhưng không phải vậy. Mức lương trung bình hàng năm là khá thấp.
Quản lý trung tâm giải trí
Công việc quản lý trung tâm giải trí có tỉ lệ ly hôn cao đến bất ngờ, lên đến 52,9%. Bởi những người theo đuổi ngành này thường chịu trách nhiệm điều hành và kiểm soát các hoạt động giải trí. Điều này đòi hỏi họ cần có sự tương tác nhất định với khách hàng cũng như đảm bảo có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ. Môi trường làm việc cũng yêu cầu người quản lý trung tâm giải trí phải tiếp xúc nhiều với rượu bia và các chất kích thích. Việc này dễ dẫn đến những tình huống nhạy cảm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Nhân viên phục vụ và chuẩn bị thực phẩm
Hãy hỏi bất kỳ ai đã từng phục vụ bàn hoặc dọn bàn, và họ sẽ cho bạn biết rằng điều đó chẳng có gì hấp dẫn. Hãy hình dung về những khách hàng không hài lòng, tiền tip ít ỏi và những giờ làm việc mệt mỏi của bạn. Theo nghiên cứu, đó không hẳn là một công việc mơ ước. Dường như đây cũng không phải là một sự phù hợp cho hôn nhân.
Tỷ lệ ly hôn của ngành nghề này dao động vào khoảng 15%. Mức lương trung bình hàng năm cho những nhân viên này chỉ là 20.180 đô la. Điều này có thể gây căng thẳng tài chính cho cuộc hôn nhân. Hơn nữa, công việc thường liên quan đến làm việc vào cuối giờ và cuối tuần. Trong khi đó hầu hết những người đã kết hôn thích dành thời gian chất lượng cho nhau.
Nhân viên thuộc ngành dịch vụ khách sạn
Những nhân viên làm việc trong lĩnh vực du lịch như bồi bàn, bartender… cùng chung rủi ro này. Tỷ lệ ly hôn ngành nghề này chiếm tới 38,4%. Lý do có thể là căng thẳng trong công việc kèm theo không làm chủ trong công việc. Điều đó dẫn tới tình trạng ly hôn không đáng có phải xảy ra. Kèm theo đó là thời gian làm việc không cố định cũng dễ gặp phải những cám dỗ bởi đồng nghiệp, khách hàng thân quen,…
Nghề Bartender thì phải thường xuyên tiếp xúc với mọi người và phải uống rượu, những cuộc giao lưu bất tận tại những quầy bar khiến cho người làm công việc này không thể về nhà đúng giờ, hoặc về nhà trong tình trạng say xỉn. Những người làm phục vụ bàn cũng gặp phải tình trạng tương tự, kèm theo đó là thu nhập cũng là mối bận tâm khi họ phải sống dựa chủ yếu vào tiền tip, không ổn định một chút nào.